Khi nhắc đến một quốc gia đặc biệt như Hoa Kỳ hay Canada, người ta nghĩ ngay đến những hình ảnh mang tính biểu tượng như Nữ thần Tự do, lá phong… Song với tôi, nếu được hỏi tôi thích thú gì nhất ở một trong hai nước đó, hẳn là sẽ “Đường biên giới”.
Đừng ngạc nhiên, tôi có lý do cả đấy!
Đường biên giới không đơn thuần là đường phân chia giới hạn lãnh thổ giữa các quốc gia tiếp giáp nhau mà thông qua hàng rào biên giới đó, ta dễ dàng thấy được “cái bắt tay hữu nghị” hay “ánh mắt thù địch” giữa hai quốc gia. Nhân đây, một cái bắt tay hữu nghị mà tôi ấn tượng nhất giữa Hoa Kỳ và Canada chính là Thư viện Haskell kiêm nhà hát kịch được xây dựng hơn 100 năm qua ngay trên đường biên giới giữa hai nước.

Đây có thể nói là một trong những cột mốc biên giới ẩn chứa nhiều điều thú vị và gây tò mò nhất trên thế giới. Nơi đây thuộc sở hữu của cả hai quốc gia và người dân tự do ra vào. Tuy nhiên, cánh cửa chính lại nằm ở phía Mỹ nên người dân Canada sẽ phải trở về nước sau khi sử dụng xong.
“Món quà” độc đáo này được xây dựng bởi ý tưởng của ông Carlos Haskell quốc tịch Mỹ và vợ Martha Stewart Haskell quốc tịch Canada. Họ thay đổi suy nghĩ của nhiều người rằng đường biên giới không hề khô khan và nhuốm màu chính trị như đã từng.
Tôi luôn xem đó là một trong những “cái cớ” để tôi cố gắng làm việc, kiếm thật nhiều tiền để một ngày nào đó, một tôi nhỏ bé ở Việt Nam xa xôi sẽ đặt chân khám phá siêu cường quốc trên hành tinh như Hoa Kỳ hoặc Canada. Đó không hẳn là những thành phố thiệt “quào”, chỉ cần là mép rìa biên giới như đây thôi. Nơi mà dù nằm cạnh bên nhau nhưng lại rất xa nhau, tưởng xa nhau hóa ra lại rất gần.
Bên trong tòa nhà là 2 lá cờ thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước - Ảnh sưu tầm Internet
Nếu bạn hỏi tôi, một trong hai tôi sẽ chọn nơi nào?
Khi tôi chọn “cái cớ” này, tôi không phải trăn trở hay suy nghĩ nhiều rằng mình muốn đến nước nào, mình sẽ thiên viết về nước nào. Đơn giản là đâu cũng được, cuối cùng cũng đến nơi mình cần đến. Dĩ nhiên, tôi sẽ dùng cái tên Beebe Plain, Vermont khi đi từ phía Mỹ và Stanstead, Quebec nếu đó là Canada.

Bản đồ thể hiện rõ nét đường biên giới “xuyên” qua tòa nhà này - Ảnh sưu tầm Internet
Sau này, tôi hẳn sẽ kể cho con cháu nghe, mẹ và bà của chúng đã từng có những hành trình khám phá không cần giống ai, không cần theo số đông, thấy mình mới mẻ, hạnh phúc là đủ.
Bình luận